[giaban]0 [/giaban]
[tomtat]
[tomtat]
Chuyên bán buôn, bán sỉ sen đá Hà Nội và trên cả nước
Bán sỉ áp dụng với đơn trên 300.000, chi tiết tại báo giá sỉ
Khi mua Online (sỉ và lẻ) khách hàng nhắn tin qua Fanpage để xem ảnh thật trước khi nhận hàng
[/tomtat] [chitiet]Bán sỉ áp dụng với đơn trên 300.000, chi tiết tại báo giá sỉ
Khi mua Online (sỉ và lẻ) khách hàng nhắn tin qua Fanpage để xem ảnh thật trước khi nhận hàng
Sen đá hay
hoa đá vẫn được nói là loài cây có sức sống bền bỉ nhưng trồng được một thời
gian tại sao lại chết? Đây là một câu hỏi hay gặp đối với những bạn mới chơi
sen đá.
Ảnh vườn Sen đá anh Thông - Đà Lạt |
VÌ SAO SEN ĐÁ CHẾT?
Từ thực tế
chăm sóc cây, có một số nguyên nhân khiến sen đá chết mà tôi đã tổng hợp ra
được như sau:
1. Thay đổi môi trường sống đột ngột
Có một
điều tôi muốn nói với các bạn rằng: khoảng thời gian 2 tuần đầu sau khi trồng
cây là khoảng thời gian quan trọng nhất, nếu vượt qua thời gian đó, cây sẽ ở
bên bạn rất lâu.
Đa số sen
đá hiện nay được trồng tại Đà Lạt, nơi có khí hậu mát mẻ. Do đó khi chuyển cây
về nơi mới, trong thời gian đầu bạn cần giữ cây tại nơi mát mẻ, có nhiều ánh
sáng một chút (như lan can, cửa sổ) cho cây thích nghi dần và cứng cáp. Về mùa
hè, không nên đưa cây ra chỗ nắng nóng một cách đột ngột, sẽ gây tình trạng
“sốc nhiệt”, dẫn tới chết cây.
2. Đất trồng sen đá không thông thoáng
Sen Đá
chịu hạn tốt nhưng rất dễ úng, do vậy việc trồng bằng đất không có độ tơi xốp
và thông thoáng thì dù bạn tưới ít, sen đá vẫn có thể chết vì úng.
Khi trồng
cây trong chậu không nên nèn chặt đất, gây hạn chế việc thoát nước.
Dải cát
nhỏ lên mặt đất cũng khiến đất bị bí, nếu muốn rải trang trí thì chỉ lên rải 1
lớp mỏng.
3. Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước hoặc các loại bình thuỷ
tinh
Việc trồng
sen đá vào những chiếc tách cafe, cốc nước hay bình thuỷ tinh không có lỗ thoát
nước tuy rất đẹp mắt, nhưng lại khiến việc chăm sóc cây khó lên gấp nhiều lần, và
cây sẽ rất dễ chết nếu tưới nước quá tay.
Nếu trồng
vào bình thuỷ tinh (terrarium) trang trí, chỉ nên chọn những loại cây bền trong
điều kiện thiếu sáng (bông hồng đen, sen ngọc, thạch bích); ngoài hỗn hợp đất
trồng cần thêm sỏi dưới đáy bình và cần tiết chế nước tưới tối ta (1 – 2 tuần
tưới 1 lần với lượng nước tối thiểu)
4. Mix sen đá với các loại cây ưa nước
Để giúp
một chậu Sen đá trở nên sinh động hơn, mọi người hay mix các loại sen đá với
nhau, nhiều người còn mix sen đá với thường xuân hay fittonia nữa. Sen đá ưa
nắng, sợ tưới nhiều, fittonia sợ nắng và thích tưới nhiều, do đó khi mix chung
chậu sẽ rất khó chăm sóc.
Nếu muốn
mix các loại sen đá với nhau, bạn phải có chút kinh nghiệm trồng và chăm sóc để
có thể biết cách chọn những loại cây mix phù hợp với nhau và chăm sóc chúng.
5. Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc
Đối với
những bạn mới trồng loại cây này, chúng ta nên chọn những loại khoẻ, chịu nóng
tốt để thích nghi với khí hậu nơi bạn đang sống, điển hình là Hà Nội và TP.HCM.
Nhìn chung, những loại thân nhỏ, mỏng và mềm… thường là những loại rất đỏng
đảnh vì khả năng chịu nắng nóng rất kém, điển hình như sen thái, sen đất, sen
viền đỏ,…
Khi đã
chăm sóc được những loại khoẻ và hiểu hơn về cây, bạn có thể thử chăm những
loại “đỏng đảnh” hơn.
6. Trồng sen đá trong nhà
Đa phần
các loại Sen Đá nếu để trong nhà quá lâu, cây sẽ có biểu hiện xấu đi như cao
ngổng lên, lá cụp xuống, màu sắc nhợt nhạt, thiếu sáng quá cây có thể bị rụng
lá.
Nếu muốn
trồng sen đá trong nhà, bạn nên chọn những loại yêu cầu ánh nắng ít (sen ngọc,
thạch bích, bông hồng đen,..), tuy nhiên vẫn nên đem cây ra ngoài phơi nắng
thường xuyên để giúp cây luôn đẹp và khoẻ. “Cũng như người thôi, bạn thử
bị nhốt trong nhà 1 tuần thì sẽ thế nào?”
7. Sử dụng phân bón hóa học (đạm, lân)
Tuyệt đối khi trồng sen đá các bạn không nên dùng
phân hóa học, kể cả phân tan chậm, đây có thể nói là kinh nghiệm xương máu của
tôi trong những ngày đầu mới trồng cây. Để tăng dinh dương cho đất, bạn có thể
dùng phân hữu cơ, hoặc các loại nước tưới dinh dưỡng như nước gạo, nước rửa
thịt,..
8. Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại
Bệnh tật
là không thể tránh khỏi, sen đá có thể bị nấm rễ, nấm thân, một số loại sen đá
lại hay bị rệp tấn công. Tuy nhiên số lượng cây bị bệnh là khá ít. Để hạn chế
bệnh tật, nấm mốc, cần giữ cây tại nơi thoáng gió, tránh tình trọng nước đọng
lên lá quá lâu.
KẾT LUẬN
Nếu thực
sự yêu Sen Đá, tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua cây, đề tránh việc
phí tiền mua cây mà cây nào cũng chết. Hãy tập trồng và chăm sóc những loại
khoẻ và dễ trước, sau đó có thể chăm thêm các loại đẹp và đỏng đảnh hơn.
[/chitiet]
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét